Có câu: “Thiết bị thì tốt, nhưng cách nhìn tốt hơn“.
Câu ấy đã khiến mình cho rằng ai chụp ảnh cũng cần suy nghĩ nhiều hơn chỉ bấm chụp. Mình xin chia sẻ những góp nhặt từ rất nhiều bài của mình trong những năm qua, coi như lời cảm ơn gửi các bạn – những người thích chụp ảnh – với hy vọng phần nào giúp được vài người chụp ảnh tốt hơn.”
Câu ấy đã khiến mình cho rằng ai chụp ảnh cũng cần suy nghĩ nhiều hơn chỉ bấm chụp. Mình xin chia sẻ những góp nhặt từ rất nhiều bài của mình trong những năm qua, coi như lời cảm ơn gửi các bạn – những người thích chụp ảnh – với hy vọng phần nào giúp được vài người chụp ảnh tốt hơn.”
Ảnh kể chuyện
Mình thích chụp ảnh. Mình cũng thích xem ảnh. Xem ảnh người khác là một cách học tốt. Nhưng mình từng gặp nhiều khó khăn về khả năng xem ảnh. Mình xem các bức ảnh rất kỹ mà không hiểu gì, không nhận ra nội dung bức ảnh muốn nói gì, mặc dù mình biết rõ kỹ thuật, xử lý màu sắc và ánh sáng của tác giả rất tuyệt hảo.
Rồi mình đã tập từ cơ bản nhất, nhẫn nại thực hành với câu hỏi: Bức ảnh muốn nói gì? – và tự nhủ: Hãy kể chuyện bằng ảnh hơn là chỉ biết chụp ảnh. Khi nhìn vào một bức ảnh người ta muốn nhìn thấy một câu chuyện được ghi lại. Để kể chuyện bằng máy ảnh, bằng bức ảnh, bạn cần nhẫn nại hơn và suy nghĩ về những gì đang làm nhiều hơn.
Rồi mình đã tập từ cơ bản nhất, nhẫn nại thực hành với câu hỏi: Bức ảnh muốn nói gì? – và tự nhủ: Hãy kể chuyện bằng ảnh hơn là chỉ biết chụp ảnh. Khi nhìn vào một bức ảnh người ta muốn nhìn thấy một câu chuyện được ghi lại. Để kể chuyện bằng máy ảnh, bằng bức ảnh, bạn cần nhẫn nại hơn và suy nghĩ về những gì đang làm nhiều hơn.
- Điều gì ở bối cảnh đó thúc đẩy bạn chụp?
- Chi tiết nào thu hút con mắt của bạn?
- Có điều gì đã đập vào cảm xúc làm bạn muốn lưu lại?
Công thức CCD
Với người bắt đầu thực hành chụp ảnh, nói thì dễ, thực tế kể chuyện ảnh bằng cách nào? Mình nghĩ là tìm một cách phù hợp và nhẫn nại thực hành cá nhân. Bản thân mình đã thực hành theo một công thức gọi là CCD cho dễ nhớ dễ tập. Viết tắt của những chữ : Chủ Thể, Chú Ý, Đơn Giản Hóa.
* Chủ thể
CHỦ THỂ (C) của bức ảnh này là gì?
Thực tế thì ai cũng đặt cho bức ảnh của mình một cái tên, và thường thì tên đó được hiểu là chủ đề / chủ thể / câu chuyện / nội dung / thông điệp của bức ảnh. Cùng lắm chưa nghĩ ra tên thì gọi là “vô đề” hay “không đề”, số nhiều thì thêm số vào thành “vô đề 12, 14…” chẳng hạn. Ở đây, mình muốn nói loại ảnh kể chuyện thường phải xác định được chủ thể ngay khi người chụp đang chĩa máy ảnh để chụp.
Chúng ta muốn nói về câu chuyện nằm đằng sau bức ảnh. Nếu một bức ảnh thực sự kể lại được một câu chuyện, thì ngay đến lời chú thích dành cho nó đôi khi không cần, một “caption” cũng không cần nếu tự thân bức ảnh đã kể được câu chuyện. Thực hành bằng cách tự hỏi CHỦ THỂ (C) của bức ảnh là gì mỗi khi bạn tiếp cận một cảnh chụp.
Phơi cá – ở Bình Thuận – chụp vào buổi sáng – FindX3
Thực tế thì ai cũng đặt cho bức ảnh của mình một cái tên, và thường thì tên đó được hiểu là chủ đề / chủ thể / câu chuyện / nội dung / thông điệp của bức ảnh. Cùng lắm chưa nghĩ ra tên thì gọi là “vô đề” hay “không đề”, số nhiều thì thêm số vào thành “vô đề 12, 14…” chẳng hạn. Ở đây, mình muốn nói loại ảnh kể chuyện thường phải xác định được chủ thể ngay khi người chụp đang chĩa máy ảnh để chụp.
Chúng ta muốn nói về câu chuyện nằm đằng sau bức ảnh. Nếu một bức ảnh thực sự kể lại được một câu chuyện, thì ngay đến lời chú thích dành cho nó đôi khi không cần, một “caption” cũng không cần nếu tự thân bức ảnh đã kể được câu chuyện. Thực hành bằng cách tự hỏi CHỦ THỂ (C) của bức ảnh là gì mỗi khi bạn tiếp cận một cảnh chụp.
Phơi cá – ở Bình Thuận – chụp vào buổi sáng – FindX3
* Chú ý
CHÚ Ý (C)- điều gì ở bức ảnh khiến ta chú ý?
Sau khi xác định chủ thể chính của bức ảnh, tiếp theo là hướng sự chú ý và sử dụng kỹ thuật để tạo sự chú ý cho người xem vào nội dung chính của bức ảnh? CHÚ Ý (C) có 2 hướng: về phía mình, đó là điều nhắc nhở phải tập trung vào chi tiết quyết định làm thành câu chuyện cho khung ảnh; về phía khung hình, việc sắp đặt bố cục hay kỹ thuật sử dụng máy làm sao để người xem cũng được thu hút thị giác vào chi tiết chính đó của bức ảnh.
Tùy theo thể loại và chủ đề ảnh, sẽ chọn thiết bị phù hợp tương ứng và với các tùy chỉnh khác nhau. Ví dụ, để hướng chú ý (về thị giác) vào chủ thể, nếu là chủ đề đời thường thì mình sẽ chụp với góc rộng trung bình (24mm, 28mm, 35mm), trường ảnh đủ sâu (f/4, f/5.6, f/8), hậu cảnh không quá mờ nhòe để vẫn thấy bối cảnh và cũng không quá rối làm giảm tập trung vào chủ thể ở tiền cảnh hay trung cảnh.
Có một điều gì đó thu hút sự chú ý của mình ngay từ đầu, rồi dẫn dắt đưa người xem đi tiếp sau đó với một điều thú vị, gây gò mò, thắc mắc, phản kháng, đồng thuận hoặc một cảm xúc nào đó… lần lượt theo mức độ thu hút thị giác. Nhìn thấy chi tiết gì (1), rồi đến (2)… sự dẫn dắt ấy sẽ bật ra một thông tin / câu chyện / ý nghĩ / … nào đó!
Hoàng hôn Trại Mát Đà Lạt – Galaxy S22
Sau khi xác định chủ thể chính của bức ảnh, tiếp theo là hướng sự chú ý và sử dụng kỹ thuật để tạo sự chú ý cho người xem vào nội dung chính của bức ảnh? CHÚ Ý (C) có 2 hướng: về phía mình, đó là điều nhắc nhở phải tập trung vào chi tiết quyết định làm thành câu chuyện cho khung ảnh; về phía khung hình, việc sắp đặt bố cục hay kỹ thuật sử dụng máy làm sao để người xem cũng được thu hút thị giác vào chi tiết chính đó của bức ảnh.
Tùy theo thể loại và chủ đề ảnh, sẽ chọn thiết bị phù hợp tương ứng và với các tùy chỉnh khác nhau. Ví dụ, để hướng chú ý (về thị giác) vào chủ thể, nếu là chủ đề đời thường thì mình sẽ chụp với góc rộng trung bình (24mm, 28mm, 35mm), trường ảnh đủ sâu (f/4, f/5.6, f/8), hậu cảnh không quá mờ nhòe để vẫn thấy bối cảnh và cũng không quá rối làm giảm tập trung vào chủ thể ở tiền cảnh hay trung cảnh.
Có một điều gì đó thu hút sự chú ý của mình ngay từ đầu, rồi dẫn dắt đưa người xem đi tiếp sau đó với một điều thú vị, gây gò mò, thắc mắc, phản kháng, đồng thuận hoặc một cảm xúc nào đó… lần lượt theo mức độ thu hút thị giác. Nhìn thấy chi tiết gì (1), rồi đến (2)… sự dẫn dắt ấy sẽ bật ra một thông tin / câu chyện / ý nghĩ / … nào đó!
Hoàng hôn Trại Mát Đà Lạt – Galaxy S22
* Đơn giản hóa
ĐƠN GIẢN HÓA (D) – loại bỏ những gì không cần có trong ảnh.
Đây là phần quan trọng trong CCD. Chúng ta vẫn được khuyên bố cục là đưa vào khung ảnh các thành phần, cảnh trí mà chúng có liên kết này kia các kiểu với nhau… Ở đây, chúng ta thử làm khác đi, là ngắm và quyết định không đưa cái gì vào bức ảnh.
Khi bố cục cho bức ảnh, hãy tập bằng cách hỏi: Liệu chi tiết đó có cần thiết giúp kể lại câu chuyện không? Phần nào thực sự lôi kéo tôi chụp bức ảnh này? Chỉ giữ những gì cần thiết kể được câu chuyện của bạn, có vậy thôi. Việc này sẽ làm cho bức ảnh bạn chụp trở nên đơn giản tập trung hơn rất nhiều thay vì băn khoăn mua thêm thiết bị.
Cầu thang chung cư – Reno 10
Đây là phần quan trọng trong CCD. Chúng ta vẫn được khuyên bố cục là đưa vào khung ảnh các thành phần, cảnh trí mà chúng có liên kết này kia các kiểu với nhau… Ở đây, chúng ta thử làm khác đi, là ngắm và quyết định không đưa cái gì vào bức ảnh.
Khi bố cục cho bức ảnh, hãy tập bằng cách hỏi: Liệu chi tiết đó có cần thiết giúp kể lại câu chuyện không? Phần nào thực sự lôi kéo tôi chụp bức ảnh này? Chỉ giữ những gì cần thiết kể được câu chuyện của bạn, có vậy thôi. Việc này sẽ làm cho bức ảnh bạn chụp trở nên đơn giản tập trung hơn rất nhiều thay vì băn khoăn mua thêm thiết bị.
Cầu thang chung cư – Reno 10
Thay đổi suy nghĩ
Điều nho nhỏ rút ra từ đây là hãy suy nghĩ như một người kể chuyện thay vì như một người người chỉ biết chụp ảnh.
Mình thích làm việc với những người mới chụp ảnh, từng review và chia sẻ về thiết bị ảnh ọt nhiều năm, đặc biệt những kiến thức cơ bản. Mình nhận được những câu hỏi cần giải đáp hoặc chia sẻ hàng ngày; mình cũng có dịp được làm việc với một số sinh viên. Tất cả đều rất sôi nổi, mạnh mẽ, đầy nhiệt tình và có tinh thần học hỏi. Họ cũng mang lại một quan điểm tươi mới về nhiếp ảnh khiến mình lấy làm ngạc nhiên và học hỏi từ họ.
Nhưng, có một sự giống nhau trong các câu hỏi: Thông số cấu hình máy ảnh hay ống kính trên các trang mạng giới thiệu? Cần mua loại máy ảnh nào? Cần bao nhiêu ống kính & ống kính gì? …v.v… Cuối cùng mới có một câu hỏi – “Nên chụp cái gì?” Chụp cái gì rồi mới biết chụp thế nào để thể hiện cái gì đó và mới định được cần thiết bị gì phù hợp để chụp cho ra cái gì đó chứ! Với từng ấy câu hỏi, mình đã trả lời theo cách mà có thể đã làm một vài người trong số họ phải thất vọng, giận hoặc ghét. Họ cần một người chỉ cho họ các công thức thông số hơn là tư duy nền tảng cho việc thực hành chụp ảnh.
Bờ Thủ Thiêm nhìn về Q.1 – Nikon D3
Mình thích làm việc với những người mới chụp ảnh, từng review và chia sẻ về thiết bị ảnh ọt nhiều năm, đặc biệt những kiến thức cơ bản. Mình nhận được những câu hỏi cần giải đáp hoặc chia sẻ hàng ngày; mình cũng có dịp được làm việc với một số sinh viên. Tất cả đều rất sôi nổi, mạnh mẽ, đầy nhiệt tình và có tinh thần học hỏi. Họ cũng mang lại một quan điểm tươi mới về nhiếp ảnh khiến mình lấy làm ngạc nhiên và học hỏi từ họ.
Nhưng, có một sự giống nhau trong các câu hỏi: Thông số cấu hình máy ảnh hay ống kính trên các trang mạng giới thiệu? Cần mua loại máy ảnh nào? Cần bao nhiêu ống kính & ống kính gì? …v.v… Cuối cùng mới có một câu hỏi – “Nên chụp cái gì?” Chụp cái gì rồi mới biết chụp thế nào để thể hiện cái gì đó và mới định được cần thiết bị gì phù hợp để chụp cho ra cái gì đó chứ! Với từng ấy câu hỏi, mình đã trả lời theo cách mà có thể đã làm một vài người trong số họ phải thất vọng, giận hoặc ghét. Họ cần một người chỉ cho họ các công thức thông số hơn là tư duy nền tảng cho việc thực hành chụp ảnh.
Bờ Thủ Thiêm nhìn về Q.1 – Nikon D3
“Hãy kể câu chuyện của bạn!”
Rõ ràng là TẤT CẢ cách giao tiếp và TẤT CẢ những phương tiện truyền thông luôn xoay quanh một câu chuyện. Câu chuyện là tất cả. Nếu nắm bắt được nó, bạn sẽ là người chụp ảnh tốt.
Câu chuyện của người chụp và câu chuyện của chủ thể hình thành nên bức ảnh. Chuyện của người chụp là quan trọng vì đó là thông điệp họ muốn nói; chuyện của chủ thể là cách khiến người khác chú ý quan tâm đến bức ảnh. Vậy, hãy nhớ…. đủ và đúng nhu cầu chụp, đừng quá tập trung vào trang thiết bị, hoặc kỹ thuật – hãy tập trung vào việc thuật chuyện. Phần còn lại tự nó sẽ tiếp diễn.
Câu chuyện của người chụp và câu chuyện của chủ thể hình thành nên bức ảnh. Chuyện của người chụp là quan trọng vì đó là thông điệp họ muốn nói; chuyện của chủ thể là cách khiến người khác chú ý quan tâm đến bức ảnh. Vậy, hãy nhớ…. đủ và đúng nhu cầu chụp, đừng quá tập trung vào trang thiết bị, hoặc kỹ thuật – hãy tập trung vào việc thuật chuyện. Phần còn lại tự nó sẽ tiếp diễn.
Last edited: